Kính chào quý vị và các bạn đến thăm trang chủ www.phamvanban.org

 

 

 

Huấn Ca Tiên Rồng

 

III. Hai Kinh Phục Hưng

 

Văn Miếu Temple of Literature, Ha Noi

III. Hai Kinh Phục Hưng

8. Kinh Mỵ Châu

 

Mỵ Châu là bài học Giữ Nước. Theo quan niệm của Tổ Tiên, thì công cuộc xây dựng kiến thiết đất nước của toàn dân. Bất cứ tổ chức chính trị độc tài nào cũng phản dân hại nước và đắc tội với Dân Tộc Việt.

Mỵ Châu minh định rằng việc xây thành, lập đảng nhằm mang lại lợi ích cho giai cấp thống trị, ích chi? Cậy chi vũ khí nỏ thần mà bỏ quên sức dân? Trông chi đồng minh Kim Quy xa lạ mà lìa bỏ Hồn Dân Hồn Nước?

Xây thành Cổ Loa làm cho dân đói khổ. Phung phí tài nguyên làm cho dân cùng cực.

Tốn hao ngân sách làm cho nước kiệt quệ. Ỷ vào thành vững nỏ thần mà khinh dân, xa dân, bỏ dân để phó mặc mà chạy theo lợi ích ngoại bang.

Thành cao lũy tốt, khí giới hiện đại có ích chi khi chính người công dân cuối cùng con gái của mình Công Chúa Mỵ Châu đã đối nghịch, huống chi dân chúng ngoài thành? khi gả nàng cho giặc, nàng thành người của giặc, thì nàng phài nghe lời giặc và nàng làm theo ý giặc.

An Dương Vương không thể đổ thừa hay trách oán ai?

Việc An Dương Vương xây thành Cổ Loa cách Hà Nội khoảng 15 cây số làm mất nước, đã trở thành một đề tài suy tư cho bao thế hệ tiếp nối. Với hơn bốn ngàn năm văn hiến, việc tích lũy truyền đạt kinh nghiệm Giữ Nước từ sai lầm của triều đình An Dương thành bài học cao quý cho chúng ta.

Tổ Tiên dùng câu chuyện thương tâm An Dương Vương và cặp vợ chồng Mỵ Châu Trọng Thủy làm đề tài Mất Nước để dẫn chứng cho chúng ta thấy ràng về bài học Giữ Nước: Muốn Giữ Nước thì chúng ta phải biết Giữ Hồn Nước, Giữ Dân Nước, Giữ Sức Nước và Giữ Đất Nước.

Dưới khía cạnh bài học Làm Người, truyền thuyết Mỵ Châu cũng nói lên diễn tiến của một người làm mất chính mình, mất đồng bào tính, mất Chính Thuyết Tiên Rồng và khiến cho con người ấy bị tha hóa, bị đầu độc, bị tuyên truyền bởi những tà thuyết ngoại nhân nhằm biến đổi con người của mình trở thành một Cá Nhân Vị Kỷ, chớ không phải Tự Do Cá Nhân.

Chuyện kể rằng để chống quân Triệu Đà, thì An Dương Vương đã khởi công xây dựng Loa Thành. Đặc biệt trong suốt dòng lịch sử của Dân Tộc Việt chưa bao giờ việc xây thành kiên cố cho vua chúa trú ngụ.

Các Vua Hùng đã luôn sống với dân, gần dân cùng dân chia sẻ mọi trách nhiệm theo định chế Làng Nước xưa nay.

Việc xây Loa Thành này đã đánh dấu quan niệm chống giặc giữ nước theo kiểu của An Dương Vương. Quan niệm này đi ngược lại truyền thống ngàn đời của Dân Tộc Việt, và xây thành trở nên việc làm xa lạ với nếp sống của toàn dân đương thời.

Ngoài ra, sự kiện thành bị xụp đổ nhiều lần, đã chứng tỏ hoàn cảnh đất nước không đủ cung ứng cho việc xây thành lũy. Chẳng những An Dương Vương lìa xa tinh thần dân tộc, mà còn lìa xa đời sống thực tế, thực thể hay thực trạng hiện hữu của đất nước.

Khi thành bị xụp đổ, đáng lý An Dương Vương phải tìm hiểu, thay đổi kế hoạch mới, để ứng hợp với hiện trạng nhằm vận dụng, xử dụng và tận dụng sức mạnh thiết thực của toàn dân. Nhưng ông lại trông cậy vào mưu lược tài trí của người lạ Thần Kim Qui.

Như thế việc xây Loa Thành còn nói lên khuynh hướng sống vọng ngoại của An Dương Vương.

Theo Chính Thuyết Tiên Rồng, việc lìa bỏ tinh thần dân tộc, Hồn Nước của An Dương Vương lại càng rệt. Đang khi trong truyền thuyết Tiết Liêu hay Phù Đổng, khi cần An Dân Cứu Nước, thì các Vua Hùng khẩn Cầu Tổ về chỉ dạy. Nhưng ở đây, An Dương Vương không cầu Tổ, mà lại đi cầu đồng minh Kim Quy đến giúp xây đặc khu kinh tế giữ nước, trong chương trình “Vành Đai Con Đường!” của thiên triều Trung Quốc.

Chẳng những giúp xây được Loa Thành, Thần Kim Qui còn cho một cái móng chân để làm lãy nỏ, vũ khí nguyên tử nỏ thần này bắn một phát giết vạn giặc ngoài thành.

Với thành vững, với khí hiện đại Nỏ Thần đã khiến cho các tài năng thiện nghệ của Thanh Niên Việt trở thành vô dụng. Các tài năng chất xám của bao lớp người thanh thiếu niên cũng không xử dụng, không nuôi dưỡng, không cần thiết trong công cuộc Dựng Nước – Giữ Nước của An Dương Vương.

Có phải đây biểu trưng của một nhà chính trị độc tài chuyên chế?

- Nhận Hồn Giặc

Đã xa nếp sống người dân, đã chỉ cậy nhờ người ngoài, An Dương Vương lại đem công chúa Mỵ Châu gả cho hoàng tử Trọng Thủy, con của của đối phương Triệu Đà.

Đang là một tên xâm lăng khiến cho An Dương Vương phải lo xây thành để chống cự, thì Trọng Thủy bỗng ngang nhiên bước vào tung hoành tới tận thâm cung bí sử của Loa Thành.

Đang một tên giặc nguy hiểm Trọng Thủy lại trở thành người đầu gối tay ấp của nàng tiên Mỵ Châu.

Như vậy, từ chỗ tùy thuộc vào người ngoài, rồng An Dương Vương bước tới giai đoạn rước giặc vào nhà. Và tiên Mỵ Châu, biểu tượng cho tâm hồn Việt, cũng đã chấp nhận giặc, ôm ấp giặc, nghe lời giặc và thành người của giặc.

Cớ sự mất nước đã vậy mà Mỵ Châu còn tiến thêm một bước, nàng yêu chiều Trọng Thủy đến nỗi đưa khí tối mật của quốc gia là cái nỏ thần cho Trọng Thủy coi. Tuy không hoàn hảo, nhưng đất nước đang được tạm thời sống trong yên ổn nhờ có thành vững nỏ thần.

Thế mà sau khi giúp cho giặc phá lũng thành, thì giờ đây Mỵ Châu còn làm theo ý giặc trao cho Trọng Thủy xem cái nỏ thần, để rồi bị chàng đánh tráo cướp mất.

Mỵ Châu đã coi ý giặc hơn sự an toàn của dân nước. Nàng đã yêu qúy giặc hơn đồng bào mình, hơn quê hương mình. Vậy thì còn gì Nước, còn chi Dân? Nhưng nàng vẫn cho là chưa đủ! Trên lưng ngựa cùng cha chạy trốn, Mỵ Châu còn nhổ lông ngỗng nơi chiếc áo đang mặc, để ghi dấu cho Trọng Thủy tìm đường rượt theo.

Thực là chua chát! Nàng Tiên Việt đã hoàn toàn quên mình vì giặc!

Giờ đây, người nàng chỉ còn chiếc áo lông ngỗng, hình ảnh cuối cùng của chim Lạc, của Tiên, mà nàng cũng nhẫn tâm rứt bỏ để làm dấu dẫn đường cho giặc!

Lông đã nhổ, lớp áo tiên mỏng manh bên ngoài cũng không còn, nên Mỵ Châu gục chết.

Lâu nay, tuy tâm hồn đã đổi thay, nhưng nàng vẫn còn giữ và khoác chiếc áo Tiên. Giờ đây nàng lộ nguyên hình là giặc.

Mỵ Châu là Tiên, là biểu tượng cho tinh thần, cho ý thức văn hóa trong việc Giữ Nước. Nay đã mất Tiên. Mất theo nàng, theo An Dương Vương, là cả một đất nước và cả một dân tộc.

Thật chua chát đắng cay cho chúng ta.

- Diễn Tiến Mất Hồn Nước

Thế là An Dương Vương và Mỵ Châu đã làm cho Nước mất Nhà tan. Đó cũng chỉ “chàng rồng” An Dương Vương từ bỏ truyền thống, xa lìa hiện trạng dân nước đi cậy nhờ và lệ thuộc người ngoài. Và “nàng tiên” Mỵ Châu lại chấp nhận việc kết thân với giặc, rồi làm theo ý giặc, quên mình giặc, và chết cho giặc.

An Dương Vương và Mỵ Châu đã để Hồn Nước dần dần tiêu hao với những quyến hào nhoáng của những lợi ích hời hợt bên ngoài. Khi nền tảng dân tộc bị phai lạt nơi bất cứ dạng thức nào của đời sống dân nước, thì tại phần đó, từ phần đó nước bắt đầu mất.

Dưới khía cạnh Con Người, đây cũng là diễn tiến Con Người đánh mất chính tâm hồn mình. Điều đáng sợ là diễn tiến đó rất tuần tự, nên nhiều khi mình đã đánh mất chính mình, đã trở thành giặc, đã làm hại mình, mình cũng không hay, không ngờ.

-                  Hồn Mất Trước, Nước Mất Sau

-                  Bài Học Dân Nước

Việc bỏ mất Hồn Nước luôn luôn kéo theo việc bỏ dân, làm mất dân. Khi giới quyền chức đã tin tưởng và ỷ lại vào ngoại nhân, thì người dân trong nước bị khinh khi rẻ rung, bị coi là phương tiện để phục vụ quyền lợi riêng tư của nhóm người đặc quyền thống trị hay nhóm lợi ích.

Sự kiện An Dương Vương quyết định xây thành đã tố cáo việc ông bỏ quên trách nhiệm chăm sóc đời sống cho toàn thể mọi người dân trong nước. Trước đây, mọi người đều là con dân, đều được ông chăm sóc, nhưng từ nay, với quyết định xây thành của ông, những kẻ ngoài thành sẽ bị phó mặc cho đau thương, cho hoạn nạn, cho bất trắc, cho tiêu diệt.

Thế mà thành lại hư sập nhiều lần, và gánh nặng lại đổ xuống trên người dân. Toàn Dân phải chịu sưu cao thuế nặng, mưa nắng dãi dầu, gia đình ly tán, vợ con nheo nhóc khi phải sống cảnh chồng đi làm phu phục dịch đào hào đắp lũy.

Đã hết lo cho dân, An Dương Vương lại hành hạ dân, bắt dân phục vụ ông.

Khi xây xong thành, An Dương Vương đã thực sự sống xa cách dân. Trước kia, trong suốt mấy ngàn năm các vua dân Việt đã không hề xây thành luôn sống với dân, bên dân và cùng dân chia sẻ cuộc sống chung.

Nhưng nay, An Dương Vương rút mình vào trong vỏ ốc. Đối với ông, toàn dân bây giờ chỉ còn nghĩa nhóm người đang lo đóng thuế và phục dịch ông ở trong thành lũy này.

Được thêm vào vòng thành trôn ốc với chiếc nỏ thần hiếm quý của Thần Kim Qui càng làm cho An Dương Vương vững tâm xa dân hơn. Đã hết gần dân, giờ đây ông lại không cần dân.

Một phát nỏ thần bắn ra có thể giết hàng vạn quân giặc, nên sự góp sức của dân không cần thiết nữa. Trong việc giữ nước, người dân đã trở thành vô dụng, thành thừa thãi, thành ngoại cuộc.

Chẳng những vậy, từ nay, ngoài đám dân phục dịch trong thành, còn toàn thể dân tộc trong nước đều trong tầm sát hại của nỏ thần. An Dương Vương coi dân như giặc, ông đã trở thành giặc, đã bán nước cho Triệu Đà.

- Thành Giặc

Từ chỗ đối xử với dân như giặc, An Dương Vương đem Mỵ Châu gả cho Trọng Thủy, hoàng tử của giặc. Với việc thông gia giữa hai dòng vua, An Dương Vương đã tạo ra giai cấp đặc quyền.

Ông muốn từ nay gia đình ông phải là dòng họ cao trọng và giầu sang đặc biệt, không còn liên hệ với dân. Ông hoàn toàn tách rời dân, tách rời truyền thống văn hóa đặt nền tảng trên bài học Chử Đồng: “Nàng tiên Công Chúa Tiên Dung lấy chàng rồng Chử Đồng nghèo khổ không khố, không mặc quần đùi.”

Thế An Dương Vương đã rước giặc vào cung. Ông hủy bỏ công dụng của Loa Thành, bỏ quên những người trong thành.

Giờ đây ông chỉ còn biết có gia đình ông. Quanh ông chỉ còn có hai người: một là Mỵ Châu, hai là tên giặc nằm vùng Trọng Thủy.

An Dương Vương chỉ còn Mỵ Châu là con, là dân, người dân cuối cùng. vậy, ông giao cho Mỵ Châu trách nhiệm gìn giữ chiếc nỏ thần, báu vật bạo lực thần thánh của ông. Ông tập trung quyền lực vào gia đình, vào những người thân cận ông.

Với việc tập trung quyền lực, từ nay người dân bị tham nhũng, bị bóc lột, trở thành dân oan hoặc thành miếng mồi ngon cho tham vọng không đáy của nhóm quan chức. Ai làm chủ nỏ thần, làm đất, ai nắm giữ quyền lực thì người đó có toàn quyền sinh sát và cướp đoạt tài sản nhân dân.

vậy, Trọng Thủy đã dùng thủ đoạn, đoạt cái lãy nỏ khỏi tay Mỵ Châu một cách dễ dàng. Sau đó nhóm đặc quyền tranh nhau xương máu của dân, va người dân trở thành mối lợi, món hàng, của bọn quan chức chỉ còn biết tư lợi và quyền lực.

Kết qủa của tranh chấp quyền lực là tai họa giáng xuống trên người dân. Ách thống trị theo chân Trọng Thủy Triệu Đà trùm phủ lên toàn thể dân nước.

Bài Học Dân Nước thực thấm thía. Bỏ trách nhiệm chăm sóc dân, hành hạ dân, xa lánh dân, coi dân như thù địch, để chỉ dựa vào thành lũy, vào nỏ thần, vào nhóm đặc quyền, vào bạo lực, thì rồi, việc giữ nước chỉ còn là những thủ đoạn tranh quyền đoạt lợi.

Người dân trở thành mục tiêu cho bóc lột, cho bạo hành. Giữ Nước trở thành Cướp Nước.

Giữ Nước Là Việc Của Toàn Dân. Dân không giữ nước thì giặc giữ!

Không cho dân giữ nước thì chính quyền đó là kẻ cướp nước.

-  Bài Học Sức Nước

Dưới khía cạnh Sức Nước, khi An Dương Vương từ bỏ truyền thống xa lìa cuộc sống người dân, để quyết định xây thành, chính là lúc ông làm băng họai sức mạnh xã hội của nước. Việc xây thành làm hao tổn của cải, tài năng và nhân lực trong nước.

Vậy mà thành còn bị hư xụp đổ nhiều lần, nên sức mạnh kinh tế lại càng suy sụp thêm, nghèo đói thêm.

Khi sống trong thành, xa dân, không còn biết đến đời sống người dân, An Dương Vương bỏ mất sức mạnh chính trị: Tổ Chức & Lãnh Đạo. Khi được nỏ thần, khi không còn vận dụng sức dân, khi làm cho dân thấy mình trở thành người ngoại cuộc thừa thãi, chính là lúc An Dương Vương đánh mất sức mạnh tinh thần trong công cuộc Giữ Nước.

Làm mất dân, An Dương Vương đã bỏ mất những sức mạnh nền tảng của việc Giữ Nước. Nhưng ông cũng chưa thấy nguy cơ vì ông đặt trọn niềm tin vào Loa Thành và Nỏ Thần.

Loa Thành bảo đảm thế thủ an toàn, Nỏ Thần đang làm mọi người khiếp sợ. Loa Thành Nỏ Thần biểu trưng của sức mạnh quân sự, khả năng giữ nước cuối cùng của An Dương Vương.

Nhưng rồi ông thua kém trên mặt trận ngoại giao, khi bị rơi vào thủ đoạn của giặc. Sau khi hao tốn biết bao công qũy để xây thành ngăn giặc, ông lại long trọng rước giặc vào tận thâm cung.

Chính ông đã loại bỏ công dụng sức mạnh phòng thủ của ông.

Thành đã bị phá lũng, An Dương Vương chỉ còn chiếc Nỏ Thần. Nhưng ông lại bị thua ở mặt trận gián điệp.

Trọng Thủy đã biến vợ mình Mỵ Châu thành nội tuyến, và nàng đã tiết lộ mật quốc phòng. Khi để Trọng Thủy đánh tráo lãy nỏ, trao vũ khí giữ nước cuối cùng vào tay giặc, An Dương Vương đã để mất luôn sức mạnh kỹ thuật.

Không Sức Mạnh Lấy Giữ Nước?

- Bài Học Đất Nước

Công cuộc giữ nước bộc lộ ràng nhất trong việc bảo vệ từng tấc đất của quê hương. Thế mà An Dương Vương dám bỏ mất dần.

Trước kia, chưa xây Loa thành, An Dương Vương đã để tâm chăm sóc toàn thể đất nước. Nhưng khi xây thành, ông chỉ còn giữ lại mảnh đất trong thành.

Đối với ông, đất nước ta không còn trải rộng ra khắp bờ cõi, thu hẹp lại trong hào lũy. Ông chểnh mảng trong việc giữ nước, để chỉ chú tâm tới cái làng mà ông đang ở để mà sống hưởng thụ.

Thế nhưng, khi lo cưới chồng cho Mỵ Châu, rước tên giặc Trọng Thủy vào nội cung, An Dương Vương lại vì tình nhà mà hủy bỏ sự phòng thủ của thành. Ông chỉ còn thấy có cái nhà của ông.

Và rồi, khi để Mỵ Châu trao nỏ thần vào tay giặc, ông đã không giữ nổi mấy chục thước đất cuối cùng. An Dương Vương đã thực sự không còn đất sống.

- Ảo Tưởng Giữ Nước

Thế hết, An Dương Vương đã để mất Hồn Nước, để mất Dân Nước, để mất Sức Nước, cũng đã mất Đất Nước. Tuy nhiên, ông vẫn không ngờ, ông vẫn tưởng rằng ông đang giữ nước.

Thực vậy dầu Hồn Nước mất, cũng chỉ nghĩa ông đã thực hiện quan niệm của riêng ông. Cho dù người Dân đã bị loại ra khỏi việc giữ nước, nhưng nhờ đó ông lại càng dễ thống trị hơn.

Cho dù Trọng Thủy là con giặc, nhưng đã trở thành con ông. Cho dù Mỵ Châu nằm trong tay giặc, nhưng nàng vẫn còn mặc áo lông ngỗng.

Cho giặc tung hoành thâm cung, nhưng vòng thành bên ngoài vẫn kiên cố song. cho lẫy thần đã bị tráo, chiếc nỏ vẫn còn nguyên hình dạng cũ.

Tất cả đều cho An Dương Vương ảo tưởng đất nước vẫn an toàn, ông đang hoàn thành nhiệm vụ giữ nước một cách tuyệt hảo. Nhưng qủa thực, sở đất nước còn, ông vẫn còn như đang giữ nước, không phải ông phòng thủ hữu hiệu, mà vì giặc chưa xua quân tiến chiếm.

Vì vậy, khi Triệu Đà xua quân tới, An Dương Vương chỉ còn cách lên ngựa chạy trốn. Ông không còn gì.

Tất cả đã bị giặc chiếm. Cả đứa con ngồi sau lưng cũng đã thuộc về giặc, cũng đã là giặc.

Ôi dân tộc đồng bào! Ôi giang sơn gấm vóc!

Tuy rằng Chính Thuyết Tiên Rồng đang liệt nhiều nhân vật góp phần làm mất nước, nhưng mọi nhân vật đều có thể quy về một mình An Dương Vương. Chính An Dương Vương đã lìa bỏ truyền thống dân tộc mà quyết định xây thành.

Chính ông đã nhờ thần Kim Quy, đã xin nỏ thần. Chính ông đã hành hạ dân, đã từ khước dân.

Ông cũng đã đón rước Trọng Thủy, đã đặt nỏ thần trong tay Trọng Thủy. Chính ông đã dành cho Triệu Đà mọi điều kiện để đặt ách nô lệ lên toàn dân.

Trong diễn tiến đó, chúng ta có thể thấy tất cả đều chỉ là những giai đoạn của con người An Dương Vương.

Từ chỗ là một người chăm lo cho cuộc sống an thịnh của dân nước, như Tiết Liêu, ông đã để tham vọng cho ông ảo tưởng ông là thần thánh. Qua việc ông cấu kết với thần Kim Quy, qua việc xây xong thành và làm chủ chiếc nỏ thần, ông muốn toàn dân suy phục ông như một vị thần.

Ông đã bỏ nguyên tắc nền tảng đầu tiên của người làm việc nước, là phải xác tín Thân Phận Là Người của mình.

Từ chỗ coi mình thần thánh, An Dương Vương khinh rẻ người dân, không còn nhớ tới điều kiện thứ hai của người làm việc nước, mình đang Mang Nặng Trách Nhiệm. Ông dùng thành lũy để bảo vệ ông, và dùng nỏ thần để uy hiếp mọi người. Ông quyết tâm hưởng thụ, bắt toàn dân phục vụ ông.

Thay cùng với toàn dân chia sẻ gánh nặng giữ nước, An Dương Vương chỉ còn chuyên dùng bạo lực của thành Ốc và nỏ thần. Từ đó, ông tạo ra giai cấp đặc quyền.

Ông chọn một hoàng tử để làm phò mã, dầu đó con của giặc. Ông còn tập trung quyền lực vào gia đình của riêng ông, và ông giao trọn việc giữ nước, giờ đây chỉ còn cái nỏ thần, vào tay đứa con gái ngờ nghệch của ông.

Từ đây, đối với ông, dân chỉ một lệ phải luôn luôn cúi đầu khuất phục. Thế là, đối với nước, đối với dân, ông không còn là người giữ nước, mà đã trở thành tên giặc cướp nước.

Ông trở thành Triệu Đà. Như vậy, làm vua, làm việc nước, nhiều khi còn có nghĩa là giặc nước.

Người giữ nước tuyệt hảo người cùng với toàn dân chia sẻ cuộc sống. Mọi người đều chung phần trách nhiệm giữ nước, tuy tầm độ khác nhau, nhưng mọi chức vụ đều trách nhiệm.

Nếp sống này đã được thể hiện trong nhiều giai đoạn của lịch sử Việt, và được kết tinh trong những truyền tích Tiết Liêu, Chữ Đồng, An Tiêm, Vọng Phu. thời suy thoái khi An Dương Vương xây thành và đặt dân dưới sự kìm tỏa của nỏ thần.

Đó chế độ, dầu dưới bất cứ danh xưng cao quý nào, mà xây dựng trên lực, trên của kẻ mạnh, trên mạnh được yếu thua.

Khi An Dương Vương tiếp nhận hoàng tử ngoại bang và trao nỏ thần cho con gái, chính là lúc thành lập chế độ gồm giai cấp đặc quyền, nắm giữ mọi quyền hành, và hưởng thụ trên xương máu người dân. An Dương Vương thành Triệu Đà là hình thức lộ liễu nhất của thống trị, chuyên chế, đế quốc, thực dân, đảng trị, thủ đoạn, mị dân.

- Yếu Tố Giữ Nước

Muốn giữ Nước thì phải giữ Hồn Nước, giữ Dân Nước, giữ Sức Nước, giữ Đất Nước. Hồn nước được giữ bằng việc sống thực và phát huy truyền thống cao quý của dân tộc.

Dân Nước có được là nhờ chăm sóc đời sống người dân và để dân chia sẽ trách nhiệm giữ nước. Sức Nước mạnh được là nhờ các cấu hội, chính trị, kinh tế, tổ chức quân sự thích đáng và hữu hiệu.

Đất nước chỉ còn, khi thực sự được các yếu tố trên bảo vệ một cách trọn vẹn. Có được cả bốn, giữ được cả bốn, thì quê hương thanh bình thịnh vượng, đồng bào hạnh phúc yên vui.

Nếu mất Đất, quân xâm lăng tràn ngập, nhưng vẫn còn Hồn, còn Dân, còn Sức, thì ngày quật khởi ở trong tầm tay.

Nếu mất Đất, mất Sức, mà còn Dân, còn Hồn, thì lo gì không có ngày vùng dậy.

Nếu mất Đất, Sức tan và Dân bị phân tán, mà còn Hồn Nước, thì tuy cần thời gian, vẫn còn cơ hội có lại Dân, có lại Sức và có lại Đất.

Nếu mất Hồn Nước, dầu còn Đất, còn Sức, còn Dân, thì cũng đã khô cạn sức sống, cái xác không hồn, ma giặc sắp ám.

Nếu mất Hồn, mất Dân, thì Sức và Đất trở thành những khí cụ đầy bất trắc, cực kỳ nguy hiểm. Nếu mất Hồn, mất Dân, mất cả Sức, thì giang sơn gấm vóc của Tổ Tiên đang miếng mồi ngon nằm bên miệng giặc.

nếu giặc đã ra tay, như thảm trạng quê hương đồng bào ta hiện nay, thì Tổ Tiên linh hiển hướng dẫn chúng ta tiến sang bài học cứu nước của truyền tích Phù Đổng trong Chính Thuyết Tiên Rồng siêu việt.

 

9. Kinh Phù Đổng

Sách Lược Cứu Nước của Tổ Tiên muôn đời hữu dụng, sách gối đầu giường hằng đêm suy tính từng điểm, từng chữ, từng câu làm một chương trình sống cho những ai dám quyết tâm phá giặc. Dám thấy việc phải làm, dám làm việc đã thấy.

Dám đối diện với thực tại, dám nhìn thẳng vào tương lai. Dám đương đầu với khó khăn, dám biến chướng ngại thành phương tiện.

Dám từ bỏ những gì mà mình đang có, để thực hiện điều cao qúy hơn. Không chỉ dám bằng hứng chí, bằng trí, bằng chứng cớ, bằng suy tư mà còn dám với tất cả tâm hồn, chúng ta dám cảm nhận sống thực với chính mình, vì bao trăm năm qua dân nước Việt Nam chưa một lần được thực sự giải cứu.

Bởi thế Phù Đổng là Bài Học Cải Hóa – cải hóa từng con người, và cải hóa toàn thể xã hội. vừa Cứu Nước lại vừa Cải Hóa Con Người.

Khởi đầu sự kiện nước bị Giặc Ân xâm chiếm Thời Nhà Ân Trung Quốc cũng cùng với Thời Vua Hùng vùng Đất Tổ của chúng ta là Hồ Động Đình. Nhân việc kể đi kể lại chiến tích chống ngoại xâm, Tổ Tiên đúc kết thành bài học Cứu Nước và Cứu Người.

Trước nạn giặc xâm chiếm, nước mất nhà tan, dân tình khốn khổ, Vua Hùng và triều đình đã dùng hết cách, hết sức, hết lực nhưng vẫn không ngăn được giặc. Tuy bối cảnh câu chuyện, nhưng lại yếu tố giúp chúng ta chuẩn bị cho một tổ chức cứu nước hoàn chỉnh và hữu hiệu.

Mọi phương thức chống giặc đều vô hiệu, lực lượng tan rã, lòng dân phân tán, đồng minh trở mặt. Giặc lại thừa thắng xông lên, gây bao oan nghiệt, điêu linh thống khổ cho đồng bào, cho đất nước, cho giống dòng.

Chúng ta phải nhận chân thảm trạng mất nước. Không lượng định chính xác sức mạnh của giặc, và tình trạng yếu kém của ta về mọi phương diện, thì chỉ là lạc quan trái mùa hay sợ giặc mà không nhìn ra giặc, không đánh giặc mà lại đánh nhau.

Chúng ta cần học hỏi trau dồi tài năng sao cho hơn giặc mọi mặt thì mới mong thắng giặc. Nhận chân thực trạng để biết địch biết ta.

Xác định đức tính thiết yếu của chúng ta dám nhận thực hiện trạng phũ phàng, dám tin tưởng tuyệt đối vào sức sống sức mạnh của dân tộc. Chúng ta dám lột xác để thích ứng với tình thế mới, điều kiện mới, hoàn cảnh mới, quyết tâm dấn thân thực hiện việc tổ chức cứu nước cho đến ngày thành công.

Bài học khởi sự với việc nêu rõ điều kiện, đức tính cần thiết để cải hóa từng người, rồi từ một người tới tổ chức, từ tổ chức tới mọi người khác. Phù Đổng duyệt qua từng giai đoạn, từng công tác, từng hành động từ việc vận động tinh thần, tới các điều kiện đoàn kết, qua phương thức phát hiện tiềm năng, tới cách thể hiện điều hợp, ứng biến và tập trung sức mạnh.

Bài học nêu rõ vấn đề vai trò các chủ lực, thái độ và phương thức để khỏi rơi vào tròng độc tài, áp bức, bất công. Tất cả được Tổ Tiên hướng dẫn từng bước cụ thể, từng giai đoạn thực tế, để từng người, từng nhóm người và toàn thể trở về với Con Người đích thực, và Xã Hội cũng đích thực trọn vẹn là xã hội con người.

Trong ngõ bí của thời cuộc, trong phũ phàng của thực trạng mất nước, Tổ Tiên cho bừng lên một vừng sáng chói chang hy vọng là Vua Hùng lập đàn cầu Tổ về giúp. Việc lập đàn chứng tỏ lòng thành và ý thức của chúng ta về tầm mức quan trọng vượt bực trong đại cuộc giúp dân cứu nước.

Cứu một người đã khó thay, huống chi cứu cả một dân tộc, một đất nước, một lịch sử giống dòng. Tổ là biểu trưng cho Tinh Thần, cho Sức Sống tối cao, Hồn Thiêng của Dân Tộc.

Ngài là nguồn gốc và là sự sống còn, là niềm hy vọng và là tụ điểm của toàn dân. Cầu Tổ là bộc lộ niềm tin bất diệt, niềm hy vọng tuyệt đối vào sức sống vô biên truyền thống siêu việt của dân tộc. Ðây chính là nền tảng đích thực của tổ chức chính trị mang sứ mệnh Giúp Dân Cứu Nước.

Bất cứ nền tảng nào khác đều dẫn tới hậu quả là biến dân nước thành vong của ngoại bang, của thuyết, của cường quyền hay nhóm lợi ích.

Việc cầu Tổ, Phù Đổng còn nối kết cách tuyệt diệu với các truyền thuyết Tiên Rồng, Tiết Liêu. Tiên Rồng Cha Rồng nhắn nhủ: “Khi cần thì gọi, Ta về ngay.” Tiết Liêu Tiết Liêu thành tâm an dân thịnh nước, Tổ cũng về giúp.

Thời bình Tổ còn thương như vậy, huống chi thời loạn và con cháu đau khổ. Con cháu Tiên Rồng có lúc nào cần Tổ thương về giúp, khi đất nước gặp nạn, gia đình ly tán, đồng bào thống khổ?

Con cháu khẩn thiết kêu cầu, Vua Hùng lập đàn cầu Tổ về giúp.

Trên đàn ngai qúy để Tổ về ngự, hương trầm nghi ngút, đèn nến sáng ngời, lễ vật đầy đủ. Vua quan đều thân thanh tâm tịnh, thành tâm thiện ý, đoàn kết một lòng.

Dân chúng vây quanh cầu khẩn, van xin thống thiết, uy nghi trang trọng. Ai cũng chờ Tổ hiển hiện tại đàn, “hoành tráng” chưa từng thấy.

Nào ngờ trên đàn chưa thấy dấu linh, thì ở ngã ba đường có một Cụ Già Áo Đỏ đang đùa giỡn với đám trẻ trong làng. Người dám tiến vào đại chúng, tìm gặp Tổ chính Vua Hùng.

Vì quyết tâm cứu nước, nên dầu thấy những cảnh tượng bất thường của Cụ Gìa, Vua Hùng cũng tìm tới gặp Cụ, xin Cụ dạy cách cứu nước. Phải thành tâm cùng tột, tuệ linh sáng ngời như Vua Hùng mới thể nhận ra đó không phải quái nhân tới phá đám, mà Tổ đã về.

Tuy đã lập đàn và chuẩn bị mọi sự, tức là đã dự tính cho nhiều kế hoạch, nhiều chương trình nhưng Vua Hùng cương quyết gạt bỏ tất cả, tới ngã ba đường gặp Cụ Gìa cổ quái để học cách tổ chức cứu nước. Đây là điểm đột phá quan trọng cho người lãnh đạo, là Lột xác.

Không vượt điểm đột phá này, không lột xác, không từ bỏ dự tính và phương thức cũ, thì chúng ta không thành công. Không thích ứng với điều kiện và hoàn cảnh mới, không đón nhận kiến thức mới, chúng ta không thể hội nhập vào tổ chức chính trị Tiên Rồng.

Không mở rộng tâm trí đón nhận những bất ngờ, những cổ quái, thì chúng ta không thể nghe được tiếng Tổ gọi, tức là không thể nhận ra những phương thức thực sự hữu hiệu cho việc cứu nước. chúng ta vượt qua được điểm lột xác thì mới có cơ may được Tổ dạy cách Cứu Nước.

Bất chấp sự phản đối của những quần thần kênh kiệu can ngăn, Vua Hùng lội bùn đội mưa tới ngã ba đường gặp Tổ, và được Tổ dạy một phương thức cứu nước. Nhưng cách Tổ dạy cũng cổ quái. Tổ bảo vua sai sứ đi khắp nơi tìm người cứu nước.

Thực kỳ lạ! Tại sao Tổ không nói rõ vị cứu tinh đó là ai? Tại sao lại bảo cho người đi tìm? Nếu chỉ có thế, thì Tổ hiện về làm gì? Vua Hùng cũng chẳng đang làm những việc đó sao?

Nhưng chính điểm kỳ quái lại một bài học cho chúng ta. Tổ nhắc nhở, Tổ chỉ dạy, chớ Tổ không thể làm giúp thay cho chúng ta.

Tổ không giết giặc, Tổ không chỉ huy, Tổ cũng không làm gián điệp. Tổ cũng không cho nỏ thần hay khí giới hiện đại để thị uy hoặc tiêu diệt giặc.

Biết bao lần chúng ta cầu mong phép lạ, điềm linh giết giặc thay chúng ta hưởng. Biết bao lần chúng ta trách móc các Đấng Linh Thiêng không tích cực độ trì, giúp ta khoanh tay nhìn giặc chết!

        Biết bao lần chúng ta kết tội người khác, kết tội nhau vì không làm thế này thế nọ. Vấn đề không phải Tổ làm, mà là chúng ta biết thực thi ý muốn của Tổ.

Khi biết Tổ Tiên các Đấng Thiêng Liêng muốn cứu dân lành, thì chính chúng ta phải tỏ ra người con thảo, là tín đồ thuận thành. Chính chúng ta ra công phá giặc hoàn thành ý muốn của Đấng Thiêng Liêng.

Chính chúng ta phải làm, phải dấn thân, thì mới cứu được nước. Xin nhớ rằng chúng ta có tổ chức hợp nhu cầu thời đại và có con người thời đại thì mới thành công. Ví dụ Thời Đại Tín Liệu (Information Age) hiện nay thì chúng ta phải có những con người kiến thức (Knowledge).

Vua Hùng được Tổ chỉ cách. Nhưng trước khi vua thể hiện ý Tổ, chúng ta thử nhìn lại giai đoạn vừa qua.

Vua Hùng sống với thực trạng mất nước, và khởi công từ thực trạng đó mà làm. Vua không nuối tiếc hão huyền, cũng không mơ mộng viển vông của cuộc đời vương giả.

Vua tìm về nền tảng của công cuộc tổ chức cứu nước. Nền tảng đó là Tổ, là Sức Sống, là Truyền Thống siêu việt đang tiềm tàng trong đời sống dân chúng.

Với quyết tâm cứu nước, vua lột xác, sẵn sàng thích ứng và xử dụng mọi hoàn cảnh mới, mọi điều kiện mới. Cuối cùng là dấn thân, không do dự, không ỷ lại, sẵn sàng biến mọi chướng ngại thành phương tiện hữu hiệu trong việc cứu nước.

Vua Hùng là biểu tượng của con người cứu nước đích thực. Vì vậy những đức tính trên cũng chính là những điều kiện cần thiết cho bất cứ ai muốn thực sự góp phần vào việc phá giặc.

Truyền thuyết Mỵ Châu – An Dương Vương từ bỏ Hồn Nước, nên dẫn tới mất Nước. Ở đây Vua Hùng gặp lại Tổ, sống lại Hồn Nước, nên khởi sự cứu nước.

Lời dạy của Tổ chính là phương thức cứu nước. Lời dạy của Tổ là ý muốn của Tổ, là chính Tổ sống động hiện thực trong dân nước.

Theo Lời Tổ động lực cho mọi hành động của vua Hùng. Vua sai sứ đi tìm Người Cứu Nước, sở dĩ các sứ chịu đi và toàn dân chịu nghe theo cũng làm theo Lời Tổ chớ không theo Lời Vua.

Lời Tổ trở thành Sức Sống, trở thành Hồn Thiêng tạo dựng, thúc đẩy, điều hợp và hoàn thành đại cuộc. Sức Sống này từ Vua Hùng truyền qua đoàn sứ nhân (đảng chính trị) và từ sứ nhân truyền qua toàn dân.

Được Tổ chứng giám, Tổ chỉ dạy, giờ đây vua mạnh dạn sai sứ lên đường. Đoàn sứ nhân chính đại diện, hiện thân, là chính Vua Hùng đi đến với toàn dân.

Như vậy, đoàn sứ nhân là Người Cứu Nước lên đường hành động, dấn thân thể hiện sứ mạng theo Lời Tổ dạy. Đem Sức Sống của Tổ đến cho toàn dân.

Toàn dân nhờ đó mới nhận được sứ điệp Tổ và mới cứu được nước. Vai trò của tổ chức cứu nước đích thực, vai trò nền tảng trong công cuộc cứu nước.

Sứ nhân lên đường chia nhau đi đến với dân chúng khắp nơi. Mục tiêu hành động đầu tiên của tổ chức cứu nước Dân, chớ chưa trực tiếp đối đầu với Giặc. Công tác chính là vận động mọi người đứng lên chống giặc.

như thế thành công mới trọn vẹn của dân do dân.

Sứ nhân đi khắp nơi, không bỏ sót, không từ khước bất cứ nơi chốn hay một phạm vi nào. Nơi đó có thể là trong nước hay ngoài nước, nơi thân thiện hay ở ngay trong lòng địch, trong các lãnh vực văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự, kỹ thuật, văn nghệ, giáo dục, thể thao, giải trí, truyền thông.

Sứ nhân tiến vào các cộng đồng, hội đoàn, nghiệp đoàn, họ tộc, gia đình, hay là trí óc, con tim, cuộc sống của bất cứ ai, bất cứ nơi đâu, trong bất cứ hoàn cảnh hay sinh hoạt con người, cá nhân cũng như tập thể.

Sứ nhân chia nhau đi, không dồn chung một chỗ, không dành nhau một việc. Mỗi người tùy khả năng và hoàn cảnh riêng mà nhận phần trách nhiệm của mình.

Có phân nhiệm mới có tổ chức. Tổ chức cứu nước là những con người cùng thể hiện các đức tính của sứ nhân, và theo hiện tình và khả năng linh động, mà chia nhau trách nhiệm hoàn thành các công tác thực thi Sách Lược Cứu Dân Nước.

Ðoàn sứ nhân chia nhau đi khắp nơi để loan tin. Nhưng tin của họ thực là đơn sơ, Tổ đã về sai đi tìm người cứu nước.

Thông điệp với nội dung ngắn gọn, nhưng tác dụng lại hệ trọng. Tổ về Tổ bảo đi tìm chứng tỏ Tổ độ trì cho tổ chức, cho phương thức, chắc chắn người cứu được nước. Chúng ta đã có Sức Sống, có sách lược, có nhân sự.

Ðây là lúc khám phá, là lúc thực hiện. Dầu giặc đang mạnh, nhưng chắc chắn chúng ta sẽ thắng.

Có gì khích động và hứng khởi hơn để khơi dậy niềm tự tin tự hào dân tộc bằng nguồn tin tuyệt diệu này? Dầu ai tuyệt vọng, cũng phải hăng say với tin mừng.

Đoàn sứ nhân đi loan tin khắp nơi, chính là thể hiện công tác đem Tinh Thần dân tộc đến cho toàn dân. Nước mất dân quên Tổ, quên nếp sống truyền thống siêu việt của Tổ Tiên, quên Chính Thuyết Tiên Rồng.

Giờ đây sứ nhân nhắc nhớ tới Tổ, thức tỉnh niềm tin, sống lại tinh thần và sức sống dân tộc. Khi đến với dân sứ nhân không chỉ loan tin, mà còn phải có hành động cụ thể.

Sứ nhân lục lạo tìm kiếm cho ra Người Cứu Nước (Phù Đổng). Hoạt động này cũng gây tác dụng thiết yếu. Khi đã phấn khởi nhờ sống lại niềm tin, mọi người cũng tiếp tay với đoàn sứ nhân mà đi tìm Phù Đổng.

Khi góp phần tìm kiếm, chính là lúc mọi người đều thấm thía nạn mất nước. Do đó, mỗi người sẽ ý thức đích xác về phận vụ của mình trong công cuộc cứu nước.

Mọi người sẽ lột xác, lãnh nhận trách nhiệm, và dấn thân chu toàn sứ mạng lịch sử. Như vậy, đoàn sứ nhân loan tin và tìm kiếm chính thực hiện công tác làm cho người dân sống lại Hồn Nước, ý thức nạn nước, nhận lãnh trách nhiệm, dấn thân cứu nước.

Ðây cũng là công tác làm cho Mọi Người sống trọn nếp sống Việt, trở thành Người Dân Đích Thực, trở thành Người Cứu Nước.

Truyền tích An Dương Vương làm mất nước, đã xa cách dân, loại dân ra khỏi việc nước. Giờ đây Vua Hùng, qua đoàn sứ nhân đã tìm lại dân, giúp dân ý thức và chung phần việc nước.

Mọi người đã cùng cố công tìm kiếm, và rồi tại làng Phù Ðổng họ đã gặp người cứu nước. Việc gặp thấy người cứu nước tại một làng cũng là nét đặc trưng của Chánh Thuyết Tiên Rồng, nhấn mạnh người cứu nước được tìm gặp ở trong làng, chớ không phải cung điện vua hay chốn đô thị.

Trong nếp sống dân ta, làng giữ một vai trò nền tảng. Thể chế làng nước đã được Tổ tiên đặc biệt chú trọng lưu truyền trong truyện tích An Tiêm.

Tại làng đã xuất hiện người cứu nước. Nhưng nhân vật này cũng kỳ lạ khác thường, chỉ là cậu bé ba tuổi.

Tính cách bỏng của cậu tượng trưng cho đại chúng, cho toàn dân. Cậu bé lên ba cũng phù hợp với khoảng thời gian mà sử Trung Quốc ghi Ân Cao Tôn xâm lấn nước ta.

Như vậy, cậu bé ba tuổi này chính là biểu trưng cho đại chúng, cho toàn dân. Vị cứu tinh chính là người dân.

Dầu tê liệt câm nín, nhưng Cậu Bé lại lắng nghe. Sống trong tay giặc, toàn dân hay Cậu Bé Phù Ðổng phải lặng im bất động.

ai phát biểu linh tinh bị giặc bắt đi cải tạo mút mùa lệ thủy. Mọi người nôn nóng trông chờ ngày thoát ách giặc.

Mọi người sôi sục đợi ngày vùng lên. Mọi người lắng tai nghe ngóng tin tức cứu nước. Khi sứ nhân loan tin Tổ về, Cậu Bé cấp thời hưởng ứng.

Khi nghe sứ nhân, chính là lúc Cậu Bé bừng lên niềm hy vọng chói chan, sống lại Hồn Nước.

Ðã gặp lại Tổ, đã sống lại niềm tin, Cậu Bé liền bật nói, toàn dân đều bật nói. Bật nói là dám hiên ngang bộc lộ.

Dầu mới chỉ bằng lời, nhưng đây cũng dấu chỉ của lòng tự tin phấn khởi. Từ đây người dân đã dám tự hào về mình, dám nói lên niềm tin tưởng của chính mình.

Cậu phát biểu lời đầu tiên là đòi ngựa và roi sắt. Cậu đòi hỏi phương tiện để phá giặc cứu nước.

Dấu chứng sức mạnh tinh thần đã bộc lộ. Khi thoát khỏi tình trạng câm nín, khi tinh thần đã được củng cố, khi ý thức được trách nhiệm với nước, điều đầu tiên người dân nghĩ tới là phương tiện chiến đấu.

Khi dân đòi phương tiện chiến đấu, cũng là dấu hiệu cho thấy đoàn sứ nhân – tổ chức cứu nước đã thành công trong công tác thức tỉnh người dân. Tại khúc quanh quyết định này, vai trò của sứ nhân cũng đổi khác.

Trước đây thì sứ nhân nói cho dân nghe. Hôm nay dân đã nghe đã nói, thì sứ lại người phải nghe dân. Trong hoạt động tổ chức, chúng ta phải thấy rõ điều này.

Khi người dân thành tâm tiếp nhận sống đúng tinh thần Tổ, thì tiếng dân trở thành tiếng Tổ. Ý dân là ý Tổ trong hiện trạng đất nước.

Tiếng dân giờ đây trở thành phương thức thiết thực hữu hiệu cho công cuộc cứu nước.

Khúc quanh này đặc biệt rất quan trọng cho tổ chức cứu nước, chẳng những quyết định sự thành bại cho đại cuộc, mà còn thẩm định bản chất của tổ chức. Tổ chức không biến đổi, không trở thành người nghe dân, thì chắc chắn tổ chức đó không phải là tổ chức của dân.

Từ đó láng giềng khắp nơi đem gạo vải tới giúp Cậu ăn mặc. Khi đã tự tin, người dân tự động khởi công gia nhập và đóng góp. Ăn mặc nhu cầu nền tảng của đời sống con người. Gạo vải là tất cả nhu cầu thiết yếu trong cuộc cứu nước.

Ðẹp thay cảnh toàn dân tấp nập góp gạo góp vải. Mọi người tự nguyện góp của góp công, cộng tài cộng đức.

Bao thiện chí bấy nhiêu nung nấu, bao tài năng bấy lâu che đạy, bao sức mạnh bấy lâu đè nén, bao phương tiện bấy lâu tích trữ, bao diệu kế bấy lâu ấp ủ thì giờ đây tất cả bộc phát, tất cả hiển hiện, tất cả vùng lên.

Khi lãnh nhận trách nhiệm, người dân tự nguyện đóng góp, tự túc chu cấp những nhu yếu bản của cuộc chiến đấu. Tất cả gạo vải, mọi sự đóng góp đó, đều để giúp cho Cậu Bé Phù Ðổng ăn mặc.

Tất cả tự nguyện của dân đều tập trung vào Cậu Bé. Người dân chỉ quy tụ quanh Cậu Bé, là dân chớ không tập họp theo các sứ.

Trong giai đoạn đầu của công cuộc thức tỉnh, người dân chỉ mới tin tưởng vào những người thân cận quanh mình, trong tầm vóc làng thôn. Những gì sứ nhân hứa hẹn, dầu sao, cũng còn quá xa vời.

Theo đúng tâm trạng Con Người, người dân chỉ tự ý quy tụ quanh Cậu Phù Ðổng. chính Cậu đã tỏ ra vài dấu hiệu đặc biệt, chỉ Cậu đáp ứng phần nào công tác tìm kiếm anh hùng cứu nước.

Dân chỉ quy tụ theo ai tỏ ra thực sự có tâm huyết, có tinh thần, hết lòng đại cuộc, dấn thân chu toàn sứ mạng chung.

dân tự ý quy tụ chính tiêu chuẩn để thẩm định một công cuộc đích thực của dân, do dân.

Khi mọi người góp sức, Cậu Phù Ðổng lớn nhanh như thổi. Gạo vải thu tích không phải để chất đống, mà tất cả đều được xử dụng làm tăng trưởng sức sống toàn diện.

Việc tập trung sức mạnh, vấn đề phân nhiệm và điều hợp giữ phần quan trọng hàng đầu. Sức mạnh toàn dân chỉ có thể thực sự hữu hiệu, khi được vận dụng và điều hợp đúng mức.

Không phân nhiệm, không định hướng, sự quy tụ sẽ trở thành hỗn loạn, phân hóa, và đối nghịch nội bộ.

Giai đoạn tập trung năng lực toàn dân, cũng là bài học đoàn kết. Mọi người vây quanh Cậu Bé Phù Ðổng, sống lại niềm tin dân tộc, ý thức trách nhiệm cứu nước, tìm ra Cậu Bé, và Cậu Bé bật nói.

Như vậy, công tác kết hợp toàn dân đã thành công, chẳng những giúp cho mọi người sống thực tinh thần dân tộc và ý thức trách nhiệm, còn chứng tỏ kế sách hữu hiệu, qua một số hoạt động kết qủa thực tiễn. Ðây những điều kiện thiết yếu cho việc đoàn kết toàn dân.

Khi không hội đủ các yếu tố này, việc đoàn kết chỉ chòm xóm, giai đoạn, hời hợt theo mục tiêu hạn hẹp. Sứ vua đem ngựa và roi sắt tới.

Ngựa sắt roi sắt sức mạnh phương tiện chiến đấu. Ngựa và roi sắt cũng là biểu trưng của sức mạnh quân sự để phá giặc.

Trong bầu khí mất nước toàn dân vừa vùng lên góp tài góp của, thì ngựa và roi sắt chính là sự đóng góp của toàn dân. Tuy nhiên, sức mạnh phương tiện đó lại do sứ đem tới.

Đoàn sứ nhân, tổ chức cứu nước đã đem Hồn Nước về với toàn dân, nhờ đó Toàn Dân vùng dậy. Đó là Sức Mạnh Hồn Việt!

Giờ đây đoàn sứ nhân còn phải điều hợp sức mạnh ở các tổ chức làng xã thành tầm vóc toàn nước, biến sự đóng góp của toàn dân thành sức mạnh chiến đấu chống giặc.

Sức mạnh này không chỉ nhấn mạnh ở lãnh vực quân sự, mà còn bao trùm mọi lãnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, giáo dục, ngoại giao ảnh hưởng tới cuộc chiến đấu.

Phận vụ của tổ chức cứu nước còn là nhận rõ sức mạnh hiện thực tiềm ẩn trong dân nước, rồi tùy theo hoàn cảnh và điều kiện thực tế mà ứng biến thành sức mạnh cứu nước hữu hiệu. Việc tổ chức và điều hợp lại cần nhân sự, khả năng đặc biệt, và ngành nghề chuyên môn.

Tất cả đều xác định đúng vai trò quan trọng của một tổ chức có đủ tầm nhìn xa trông rộng, biết quyền biến với tình thế.

Khi nhận được ngựa roi sắt, Cậu liền vươn vai thành người cao lớn. Cậu đã ăn nhiều, đã lớn như thổi, nhưng phải chờ cho tới khi có ngựa và roi.

Cậu mới vươn vai vượt tới tầm vóc đúng mức của mình. Trước đây, khi nghe về Tổ, Cậu đã bật nói, đã dám bộc lộ chính mình.

Nhưng nay, có thêm ngựa và roi sắt, Cậu mới vùng dậy, mới đi đứng, mới hành động. Dầu mọi người đã thức tỉnh, đã quyết tâm, nhưng phải phương tiện thì toàn dân mới thể ra tay, mới có thể đối đầu với giặc.

Nhờ sứ nhân trao ngựa sắt, Cậu đã vươn vai. Nhưng khi cậu nhảy lên ngựa, thì ngựa sắt biến thành ngựa thần, sống động và phun lửa.

An Dương Vương ỷ vào thành ốc và nỏ thần để mất dân. Nỏ thần dầu bắn một phát giết cả vạn giặc, mà vì không có dân, nên mất hiệu nghiệm, không bằng nỏ gỗ.

Khi được sức mạnh dân tộc xử dụng, thì ngựa sắt cũng hóa thành ngựa thần.

Không dân, nỏ thần thành nỏ gỗ. Có dân, ngựa sắt hóa ngựa thần.

Toàn dân vươn vai thì mọi sự cũng đều vươn theo. Sức mạnh của toàn dân làm cho mọi phương tiện trở thành hiệu lực cách thần kỳ, trở thành linh hiển.

Không có hình ảnh nào diễn tả sức mạnh và vai trò của toàn dân một cách rõ ràng và đầy đủ hơn.

Ðã có Hồn Nước, đã có toàn dân. Sức mạnh đã tập trung, đây lúc vùng lên đuổi giặc để giành lại Đất Nước. Với ngựa lửa roi sắt, vị anh hùng Phù Ðổng đã oai dũng đánh giặc một trận tơi bời.

Khi toàn dân đã có tinh thần, đã có sức mạnh, đã có phương tiện, thì việc đuổi giặc ra khỏi bờ cõi chuyện đương nhiên.

Ngựa lửa là sức mạnh của đấu tranh, nhưng Phù Ðổng dùng roi sắt. Hình ảnh dùng roi nói lên lòng nhân thứ của Tổ Tiên, tổ chức chúng ta dùng roi chứ không dùng gươm.

Roi mang ý nghĩa sửa dạy, đánh phạt, dầu roi sắt, gươm giáo luôn khí chém giết, tàn sát. Ngay trong ngôn ngữ chúng ta cũng dùng chữ đánh, dầu là giặc, đánh giặc. Cương quyết, dũng mãnh, nhưng không tàn bạo, giết giặc.

Đó là tinh thần nhân thứ, khoan dung, và qúy trọng con người được ghi trong Chính Thuyết Tiên Rồng.

Với việc Tổ trở về, với vua Hùng và đoàn sứ nhân dấn thân, với tổ chức cứu nước, với mọi người góp gạo góp vải, với ngựa sắt roi sắt, với tre làng bị nhổ, với số làng bị cháy, tính cách toàn dân toàn diện của công cuộc cứu nước đã bộc lộ rõ ràng.

Mọi người tất cả, đều được vận dụng để chống giặc. Từ những phương tiện vật chất, gạo, vải, sắt, lũy tre, thú vật đến làng thôn, hệ thống tổ chức quốc phòng, chính trị, hội, văn hóa cho đến tinh thần dân tộc, qúa khứ lịch sử, cả sông núi, Hồn Thiêng tất cả đều gom đúc thành Sức Mạnh thần diệu của Dân Tộc, tất cả đều góp phần vào việc cứu dân cứu nước. Toàn Dân Toàn Diện!

Giờ đây chiến thắng mới thực sự là chiến thắng toàn vẹn của toàn thể dân tộc. Có như vậy, cuộc sống mới thực sự mở đầu cho tất cả mọi người.

Bài học dạy cách đánh giặc cứu nước. Giờ đây giặc đã tan, nhưng việc cứu nước vẫn chưa xong.

Bài học Phù Đổng vẫn còn tiếp khi cỡi ngựa lên núi về trời. Núi nơi của Tiên (chữ nhân ghép với chữ sơn chữ tiên). Hình ảnh lên núi nhắc nhớ đến phần Tiên.

Phù Ðổng biểu tượng của sức mạnh tập trung của dân tộc, tức phần Rồng. Sức mạnh đó đã được vận dụng tối đa và oai dũng đánh đuổi quân giặc.

Giờ đây giặc đã tan, dân nước lại vui hưởng thanh bình, nên Sức Mạnh đó lên núi, tức không còn cần phải bộc lộ oai dũng, được thăng hoa tiềm tàng vào sông núi, vào tâm hồn của dân nước.

Chiến công đuổi giặc trở thành kinh nghiệm sống của toàn dân, trở thành phần Tinh Thần, phần Truyền Thống bất diệt, xáp nhập vào phần Tiên của dân tộc, theo nguyên lý Tiên Rồng Song Hiệp.

Qua toàn bộ công cuộc, chẳng những toàn dân đã đánh đuổi giặc nước, mỗi người còn dẹp tan được mọi thứ giặc trong chính bản thân. Trong tiến trình trở thành người cứu nước, mọi người cũng trở thành Con Người toàn vẹn.

Khi cứu được nước, dân tộc ta đã trở thành một khối hiệp nhất, toàn hảo, toàn hiệp.

Với mọi chướng ngại đã được đánh tan, với những kinh nghiệm tuyệt hảo, với niềm tin chan chứa, với sức sống tràn đầy, giờ đây khối người toàn hiệp này đem trọn tâm sức cùng nhau xây dựng một cuộc sống mới. Với cuộc sống phát xuất từ tâm khảm của những con người thấm nhuần Chính Thuyết Tiên Rồng, toàn dân hiên ngang bước vào một Kỷ Nguyên Mới của một xã hội loài người tràn đầy hạnh phúc.

Về Trời là sự phong thưởng cao qúy nhất của Chính Thuyết Tiên Rồng. Như Chử Đồng – Tiên Dung về trời sau khi hai ngài trọn đời chăm lo việc thịnh nước an dân.

Phù Ðổng thi hành nghĩa vụ giúp dân cứu nước, cũng được Về Trời. Tổ Tiên phong thưởng cho những người đóng góp công đức trong đại cuộc dựng nước được về trời, được tòan dân kính nhớ tôn thờ.

Có người cho rằng dân Việt có đạo thờ Anh Hùng. Quả thật chúng ta thờ những vị Danh Tướng và trên đất nước có nhiều đền thờ các Ngài.

Ngòai ra, mỗi làng đều có Thành Hòang và hầu hết là những Anh Hùng đóng góp công đức cho dân nước thuộc mọi thành phần. Anh Hùng Kiệt Nữ được thờ những vị cứu dân cứu nước, không người nào đi xâm lăng hay tàn hại dân tộc khác mà được tôn thờ như những văn hóa khác sùng bái thần Chiến Tranh, thần Máu Lửa trong các đền thờ và cổ vũ trong nếp sống, trong phim ảnh, trong giáo dục như thảm trạng nhân loại hiện nay.

Bi kịch Loa Thành thất thủ đẫn tới việc nàng công chúa Mỵ Châu bị chết dưới lữa gươm oan nghiệt của vua cha An Dương. Mỵ Châu đền tội vì trách nhiệm trong việc làm mất nước.

Nhưng sự thể xảy ra nông nỗi đó cũng chỉ nàng quá yêu thương và tin tưởng chồng.

Tổ Tiên thưởng phạt phân minh. Có tội làm hại nước thì phải chết. Nhưng nàng đã trọn tình nhà, thì cũng được thưởng công.

Tổ Tiên phong thưởng bằng cách cho máu nàng chảy xuống biển và được giống trai nuốt vào mà hóa thành ngọc.

Cách phong thưởng này chẳng những không kỳ lạ, mà lại nằm trong hệ thống giá trị của văn hóa Việt. Những người sống trọn tình nhà như người em trong Trầu Cau, người vợ trong Vọng Phu, trái tim của Trương Chi, và máu của Mỵ Châu.

Tất cả đã hóa đá hóa ngọc. Đá, ngọc là thành phần Vật Chất, trở thành trường tồn với thời gian, được qúy chuộng, và được làm nền tảng xây dựng lâu dài.

Về phần Trọng Thủy, dầu thành công trong mưu đồ xâm chiếm, nhưng chàng nhớ vợ và nhảy xuống giếng mà chết. Chàng đã ý đồ xâm lăng, phụ nghĩa vợ chồng, thì chàng cũng phải chết.

Vì danh lợi mà không trọn Tình Nhà, thì cuộc đời cũng không đáng sống, thì không có quyền sống.

tình nhà hại nước thì phải chết. quyền lực hại nhà, thì cũng phải chết.

Đây tuyệt đỉnh bài học làm người của văn hóa Việt. Bài học này đi ngược hẳn chủ trương của nhiều văn hóa khác.

Với cái chết của Mỵ Châu, Tổ Tiên ta đã xử tử hình các chủ thuyết cá nhân vị kỷ. Với việc Trọng Thủy nhảy xuống giếng, các chủ thuyết tập thể quyền cũng bị nhận chết theo.

Con người chỉ có thể sống xứng đáng, trọn vẹn và hạnh phúc khi thể hiện đầy đủ các đặc tính bẩm sinh vừa thể vừa xã hội của mình. nhà cũng nước, nước cũng có nhà.

Tiên Rồng Song Hiệp hoàn chỉnh.

Mỵ Châu và Trọng Thủy đều phải chết. Thực cảm động khi những viên ngọc do máu Mỵ Châu trở thành sáng đẹp hơn khi rửa trong nước giếng chôn xác chồng nàng.

Nàng yêu thương và tin tưởng chàng đến nỗi giao phó cả nước non, đưa nỏ thần cho chàng xem. Nàng yêu chàng trong tuyệt vọng đến liều lĩnh khi nhổ lông ngỗng làm dấu hiệu trên đường chạy trốn chàng.

Giờ đây cả những giọt máu của nàng cũng tươi sáng lên khi được tắm trong nước tẩm xác chàng.

Nàng sống trọn tình yêu Chính Thuyết Tiên Rồng. Nàng thể hiện những nguyên tắc Thân Thương Tột Cùng, Quyết chẳng lìa nhau, Sẵn sàng chết cho nhau, và Mãi mãi có nhau.

Chỉ tiếc là nàng không ứng dụng nguyên tắc tắc đầu tiên của hai người phải Giống nhau như đúc, phải tìm hiểu nhau, phải Gặp nhau trọn vẹn, nên nàng đã không nhận ra Trọng Thủy và bị giặc lừa gạt.

Ở cấp Tình Nước, những người an dân thịnh nước như Tiên Dung Chử Ðồng thành Tiên, Phù Ðổng thành Thần… Tiên, Thần là phần thưởng công, phần thăng hoa hay tinh túy của linh thiêng.

Ở cấp Tình Nhà, Trầu Cau qua chuyện người em hóa đá, máu Mỵ Châu trọn tín thác chồng thì hóa ngọc, trái tim Trương Chi ôm mối tình câm, chỉ con người phân chia đẹp xấu, giầu nghèo… thì cũng hóa ngọc. Ðá, ngọc kết tinh, tinh túy của vật chất!

Nói đến cả hai phần vật chất và tinh thần của con người, được thăng hoa thành đá, thành ngọc, thành tiên, thành thần thì chúng ta lại trở về với con người Tiên Rồng – con người thật trong bộ ba nền tảng!

Vậy có sự an ủi và niềm hãnh diện nào hơn là chúng ta được làm con cháu của Tổ Tiên dòng giống Tiên Rồng siêu việt – Con Cháu Tiên Rồng.

 

 

 

 

8. Huấn Ca Mỵ Châu

Sách Lược Giữ Nước

 

Dương Vương muốn dựng Cổ Loa

Ước mong chống giặc Triệu Ðà xâm lăng

Nhưng thành luôn mất thăng bằng

[755] Xây xong lại xập bởi rằng yêu tinh

Vương liền cầu khẩn thần linh

Kim Quy đế quốc nể tình giúp cho

Từ đây – thành ốc khỏi lo

Thần còn tặng móng làm cung tên

[760] Bắn ra một phát – sướng rên

Giết ngay vạn giặc lền khên ngoài thành

Triệu Ðà – mưu chước khôn ranh

Cầu hòa xin tặng thêm cành thiên hương

Mỵ Châu Trọng Thủy uyên ương

[765] Thương chồng nàng lộ hiến chương quốc phòng

Giúp chàng nội gián vào trong

Tráo ngay lãy nỏ việc xong về

Cùng cha – qua đánh nhạc thê

Cổ Loa thất thủ ê chề đắng cay

[770] Vương cùng con gái cao bay

Ôm lưng tuấn ngày thoát thân

Ngàn trùng đào tẩu tảo tần

Ðối phương lại cứ rần rần rượt theo

Vì nàng – lông ngỗng rắc gieo

[775] Giúp chồng Trọng Thủy bám đeo đuổi hoài!

“Triệu Đà Trọng Thủy” – cả hai

Biểu trưng “đế quốc” chuỗi dài xâm lăng

Tiên Rồng – vì mất quân bằng

Bởi không “song hiệp” gia tăng đối thù

[780] Tích truyền lịch sử nghìn thu

Một lần duy nhất trùng tu vương thành

Tuyên xưng chống giặc đã đành

Nhưng vì thành ốc chỉ dành cho vua

Nguyên nhân công cuộc thắng thua

[785]Tốn hao công quỹ theo hùa ngọai bang

Chẳng màng cải tiến Nước – Làng

Đã không chăm sóc lại càng hại dân

Rồi thành sập đổ nhiều lần

Sưu cao thuế nặng muôn phần tốn hao

[790] Bắt dân đắp lũy vét hào

Ruộng nương hoang phế tăng cao đói nghèo

Tạo ra xã hội cheo leo

Lòng dân than oán – rắc gieo tương tàn

Người người cực lầm than

[795] Tham quan nhũng nhiễu lan tràn khắp nơi

Nước – Dân thành chuyện xa vời

Còn chi lý tưởng với lời nói suông

Tướng binh dù có bổng lương

Nhưng “hồn nước” đã ruồng bỏ đi

[800] Dân thì “hồn giặc” ám ghi

Mong thay chế độ – thị phi bất cần

An Dương – lại sống xa dân

Chui vào ốc đảo vinh thân lợi nhà

Kết bè – nhận giặc thông gia

[805] Môn đăng hộ đối để khinh dân

Hôn nhân đình đám rần rần

Xe bao trăm cỗ tỏ phần xa hoa

Tiệc tùng quà cáp lụa là

Vui trên xương máu nước nhà – mà thôi

[810] Nỏ thần thành ốc – đủ rồi

Tăng tàu phi pháo yên ngôi trị

Mặc dân – ai khổ can chi

Tin vào khí cậy đồng minh

Giặc kia – mà ngỡ thâm tình

[815] Rước tên nội gían rập rình săn tin

Còn đâu quân sự giữ gìn

Còn chi bảo mật thiếu nhìn thanh tra

Việc công – vua đã lơ là

Quên lời Dựng Nước để An Dân

[820] Xa lìa truyền thống tiền nhân

Chạy theo Duy Lợi vong thân cầu ngoài

Mộng mơ khoa bảng làm “tài”

Cam tâm nô lệ – Chẳng hòai “nước non”

Nuôi thân trả nợ chưa mòn

[825] Sớm khuya hia mão bon chen việc làm

Lâu lâu buổi họp quan

Vua ngồi vua phán lam nham ích

Toàn dân – xa lánh khinh khi

Vua thời chờ phút sinh thì mất ngôi

[830] Việc vua việc nước – đơn côi

Một người con gái thành đôi nghịch thù

Gả nàng – trao đổi – đền bù

Biến con thành giặc cho giữ ngai

Hỡi ơi! Tham lợi háo tài

[835] Bán buôn máu huyết hình hài Tổ Tiên

Nhận làm phương tiện – ngang nhiên

Giúp cho giặc chiếm trọn miền quê hương

Ngây thơ chính trị – dẫn đường

Lộ điều bí mật – vì thương người chồng

[840] Cướp xong vào buổi chiều đông

Anh chàng gián điệp thong dong về nhà

Cùng cha – qua đánh nhạc gia

Phép công trọng lọ niềm riêng

Đất bằng nổi sóng binh khiên

[845] Dân cư tan tác – xóm giềng điêu linh

Dương Vương nay sự tình

Nỏ thần hết nghiệm tướng binh đầu hàng

Pháo phi thiết kỵ – mọi đàng

Lọt về tay giặc – phũ phàng – hận căm

[850] Ba mươi tháng bốn bảy lăm

Mặc dân sống chết vua nhằm thoát thân

Ẵm con – ôm bạc – nhanh chân

Tìm đường tỵ nạn cầu ân xứ người

Nào đâu chẳng thấy tiếng cười

[855] Con dân địch vận người ngu ngơ

Lệnh truyền từ “cục e rờ”

Áo choàng lông ngỗng phất phơ chỉ đường

Chạy qua bao ải dặm trường

Địch quân sao mãi tinh tường rượt theo

[860] An Dương lâm cảnh hiểm nghèo

Truy ra nguyên cớ – Giặc đèo sau lưng

Than ôi – nàng Mỵ – con cưng

Lông chim đã nhổ biểu trưng Tiên tàn

Nhát gươm oan nghiệt – chém tan

[865] Máu nàng vung vãi lan tràn biển khơi

Đau thương khổ lụy chưa vơi

Chết theo vua chúa chết đời nước dân

Triệu Đà chiến thắng khắp phần

Chủ trương sản phi nhân phơi bày

[870] Tòan dân cùng cực đọa đày

Người người căm phẫn chờ ngày vùng lên

Giúp Dân Cứu Nước – xứng tên

Học bài Phù Đổng làm nền dựng xây

Mỵ Châu – dẫn chứng nơi đây

[875] Trước Hồn Nước từ rầy chớ quên

Tổ là biểu tượng nói lên

Tiên Rồng Chánh Thuyết dựng nên nước nhà

Tinh thần kết hiệp hài hòa

Tòan Dân Giữ Nước – chính là việc công

[880] An Dương – phản bội Tổ Tông

Không cầu khấn Tổ cậy trông người ngòai

Kim Quy – biểu tượng thần tài

Đại cuộc giữ nước đã sai từ đầu

Hồn lìa trước – Nước mất sau

[885] Nỗi đau mất nước lụy sầu nhà tan

Nước Dân – Đời sống liên can

Mất theo Hồn Nước lụi tàn Lòng Dân

Mất Dân – thì mất mọi phần

Kể chi thành ốc nỏ thần thị uy

[890] Cổ Loa – bài học dễ suy

Biểu trưng thành chết – xụp tùy thời gian

Lòng Dân – Sức Nước tương quan

Quốc phòng quân sự bảo an nước nhà

Phải luôn cải tiến, kiểm tra

[895] Là phần cơ mật – để mà phòng nguy

Tuyệt tin vũ khí Kim Quy

Dương Vương lại tiện tùy ngủ quên

Say men chiến thắng – ngỡ bền

Quên điều cập nhật sót tên bảo trì!

[900] Nhận con rể giặc – làm gì

Rước vào cung cấm – còn chi quốc phòng

Dương Vương dầu hưởng thong dong

Nhưng về tay giặc đã xong mọi phần

Chỉ chờ khi giặc xuất quân

[905] Nhà tan nước mất – thóat thân chạy dài

Đồng minh – trở mặt ly khai

Quốc gia xụp đổ như bài học trên

Tích truyền minh chứng nói lên:

Phát huy truyền thống giữ bền non sông

[910] Sống theo Đạo Đức Tiên Rồng

Giúp Dân Giữ Nước thành công sáng ngời

Hồn – Dân – Sức – Đất ai ơi

Giữ tòan vẹn bốn – Nước thời thịnh an

Mỗi khi nạn nước tràn lan

[915] Giữ Hồn – Dân Sức phá tan giặc thù

Hồn – Dân – mất Sức cho dù

Muốn mong quật khởi cần ngay

Mất Dân – Sức – Đất chờ ngày

Giữ Hồn tụ điểm tỏ bày thành công

[920] Mất Hồn – mọi sự tang bồng

Nước thành xác chết – đừng mong phục hòan

Mất Hồn – Dân mãi lo toan

Cũng thành công cụ – hòan tòan gây nguy

Mất Hồn – Dân – Sức ích chi

[925] Thuộc về tay giặc – cũng tùy thời gian

Giữ – Hồn – Dân – Sức liên quan

Theo bài Phù Đổng ta bàn sâu hơn

Mỵ Châu – phá họai giang sơn

Tội đền xử chém làm ơn răn đời

[930] Nước – Nàng không sống trọn lời

Tình Nhà chung thủy đồng thời thưởng công

Tổ Tiên – phán xử minh thông

Tội làm mất nước thương chồng ra

Máu nàng – được hóa ngọc ngà

[935] Chính Máu Đá Tình Nhà thăng hoa

Ngọc trai nước giếng – tẩm hòa

Trở nên sáng đẹp – nhạt nhòa Thân Thương

Trầu Cau – tích dẫn tỏ tường

Thương nhau trọn vẹn – con đường quang vinh

[940] Nước Nhà sống thực – trọn tình

Tiên Rồng Song Hiệp chứng minh tuyệt vời

  

9. Huấn Ca Phù Đổng

Sách Lược Cứu Nước

 

 

 Tích truyền Cứu Nước dẫn lời

Huấn linh Phù Đổng từ thời Hùng Vương

Đề ra Sách Lược tỏ tường

[945] Tổ Tiên hướng dẫn con đường Giúp Dân

Xâm lăng với nạn giặc Ân

Vua Hùng tìm cách giải phần nguy

Dùng bao phương thức – nào ngờ

Chẳng ngăn nổi giặc – cõi bờ phá tan

[950] Nhà Vua chợt nhớ lập đàn

Khẩn cầu Quốc Tổ thương ban nước nhà

Can qua tại chốn ngã ba

Trong cơn giông tố hiện ra Cụ Gìa

Hình dung cổ quái – múa ca

[955] Râu dài áo đỏ đậm đà tuyết sơn

Giỡn chơi với đám trẻ con

Rầm rầm chạy nhảy cười dòn pháo rang

Nhìn qua khung cảnh ngòai đàng

Tuần quan thấy lạ vội vàng tâu vua

[960] Hùng Vương tiến đến kính thưa

Cầu Cụ giúp chước tránh thua quân thù

Cụ cười và bảo: “Nhân thu

Nhà vua sai sứ chu du tìm người!”

Vương liền phán đến khắp nơi

[965] Tìm người cứu nước như Lời Tổ khuyên

Sứ nhân hăng hái rao truyền:

“Tổ về bảo thường xuyên đi tìm”

Và làng Phù Đổng đồi sim

con trai nhỏ im lìm ba năm

[970] Chẳng đi, cười, nói chỉ nằm

Tới khi sứ đến viếng thăm làng này

Cậu ta bật dậy trình bày

Xin con ngựa sắt với tay roi dài

Từ đây Cậu Bé trổ tài

[975] Lớn mau như thổi tiêu sài áo cơm

Gia đình tận lực bổ bơm

con lối xóm đong đơm giúp vào

Tới hôm ngựa sắt sứ trao

Vươn vai hít thở lớn cao phi thường

[980] Phóng lên ngựa sắt cầm cương

Ngựa liền phun lửa nhắm phương nghịch thù

Vung roi đánh giặc mịt mù

Nhổ tre đánh – cho dù gãy roi

Số làng ngựa thổi cháy toi

[985] Giặc tan trời đất đã soi rửa hờn

Thắng quân tới núi Sóc Sơn

Cậu cùng ngựa lửa thoát cơn Về Trời

Gốc tre bỏ lại trên đời

La Ngà Thánh Gióng đồng thời mọc lên

[990] Vua Hùng phong cậu với tên

Thiên Vương Phù Đổng giữ bền non sông

Tổng Quan Chính Thuyết Tiên Rồng

Song Hiệp Hoàn Chỉnh – cộng đồng thịnh an

Đồng Bào – nếp sống chứa chan

[995] Thân Thương Bình Đẳng – bình an cuộc đời

Tiên Rồng đạo sống sáng ngời

Mặt Trời Phúc Đức tuyệt vời là đây

Nghìn đời dân nước dựng xây

[1000] Vâng theo Lời Tổ – Việt Nam muôn đời.

 

Phi Cơ Boeing 777 Max, Everett, Washington

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xin mời đọc tiếp

 

 

1. Ba Kinh Nền Tảng                  2. Bốn Kinh Sống Thực

3. Hai Kinh Phục Hưng               4. Con Người Thời Đại

5. Thời Đại Tiền Sử                     6. Thời Đại Nông Nghiệp

7. Thời Đại Công Nghiệp             8. Thời Đại Tín Nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

| Trang Chính    | Tiểu Sử |   | Tác Phẩm |   | Hình Ảnh |   | Thân Hữu |

© 2000 Vietnamese Liberal And Democratic Organization (VLDO). All Rights Reserved

© Educational Research: Competencies for Analysis and Application